Slider 1
Slider 1
[Nhân Quả Luân Hồi]: Thiền Sư Việt Nam Tái Sinh Thành Vua Trung Hoa.
[Nhân Quả Luân Hồi]: Thiền Sư Việt Nam Tái Sinh Thành Vua Trung Hoa.
[Nhân Quả Luân Hồi]: Thiền Sư Việt Nam Tái Sinh Thành Vua Trung Hoa.

Thiền sư Huyền Chân là một vị cao tăng đạo hạnh dưới triều Hậu Lê, quê ở trấn Sơn Nam Hạ, sau ngài làm trụ trì chùa Quang Minh ( nay ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc, Hải Dương) Ngôi chùa này có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là một thắng cảnh của thiền lâm.

Thiền sư Huyền Chân cả đời tu hành tinh tấn, có lòng từ bi thương xót muôn dân sâu nặng, nên ngài không quản ngại lao khổ, làm hết việc Phật sự này đến việc thiện nguyện khác, nỗ lực hoằng dương Phật Pháp cứu độ muôn sinh.

Khi đã về già, một hôm, Thiền sư Huyền Chân nằm mơ thấy phật A Di Đà đến nói cho biết rằng:

- Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu, vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm Đại đế ở phương Bắc.

Tỉnh dậy, Thiền sư Huyền Chân liền kể lại giấc mơ với các đệ tử của mình và dặn:

-Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau: “An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu sau”, sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu.

Các đệ tử đều lắng nghe, ghi nhớ và về sau làm theo đúng ý củ Thiền sư Huyền Chân.
______________
Mấy chục năm sau, vào thời vua Lê Kính Tông và chúa Trịnh Tùng (1570 – 1623), triều đình ta có cử một đoàn sứ bộ sang Trung Quốc. Chánh sứ của đoàn sứ bộ này là Nguyễn Tự Cường, là tiến sĩ Khoa Giáp Thìn (1604).

Bấy giờ, sau khi hoàn tất các việc công, trong lúc vào cung bái yết vị hoàng đế, chợt sứ thần Nguyễn Tự Cường nghe Minh Hoàng đế lên tiếng hỏi:

- Sứ thần ở nước Nam, vậy có biết chùa Quang Minh của nước Nam ở đâu không?

Nguyễn Tự Cường đáp là không biết, ông băn khoăn tự hỏi không rõ vua Minh muốn biết đến ngôi chùa đó làm gì? Thấy vẻ mặt đăm chiêu của viên Chánh sứ, Minh Thần Tông nhân đó mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng:

- Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vụ thiên sư ở chùa Quang Minh. Nay, ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm như thế nào”.

Nguyễn Tự Cường thưa:

-Thần nghĩ, nếu Bệ hạ là kiếp sau của thiền sư trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chính chùa Quang Minh mới có thể rửa được.

Về nước, Nguyễn Tự Cường đem việc này tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi tìm ngôi chùa mà Minh Thần Tông đã nói tới. Ngôi chùa đó chính là chùa Bóng, tên chữ là Quang Minh Tự, vì xây dựng trên đết làng Bóng nên có tên dân gian như vậy.

Sau đó, nhà Lê cho lấy nước giếng của chùa Quang Minh đem sang biếu Minh Thần Tông. Minh Thần Tông liền dùng nước ấy để rửa thì quả là rất hiệu nghiệm, vết son biến mất,  lấy làm vui mừng vì thế đã sai gửi 300 lạng vàng thưởng cho Nguyễn Tự Cường.

Tự Cường liền đem toàn bộ số vàng này cúng dường cho chùa Quang Minh để lo việc trùng tu. Còn về phần vua Minh Thần Tông, ông trị vì trong 48 năm, lâu dài nhất trong các vị Hoàng đế nhà Minh.

Nam Mô A Di Đà Phật!